Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc

Kỹ thuật chế biến bánh dinh dưỡng cho gia súc nhai lại

Hướng dẫn kỹ thuật chế biến bánh dinh dưỡng cho gia súc nhai lại
Thức ăn thô xanh như cỏ và các cây họ đậu là thức ăn quan trọng nhất đối với động vật nhai lại. Tuy nhiên để đảm bảo cho lượng dinh dưỡng được đầy đủ bà con cần cho vật nuôi ăn thêm các loại thức ăn đã qua xử lý như rơm ủ, cỏ ủ và đặc biệt là bánh dinh dưỡng. Đây là nguồn thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, bảo quản và sử dụng được quanh năm.
Kỹ thuật chế biến bánh dinh dưỡng cho gia súc nhai lại

Bánh dinh dưỡng bổ sung vào khẩu phần ăn 1 lượng khoáng, vitamin, protein cần thiết. Nó được ép thành bánh nên rất tiện cho quá trình sử dụng, hằng ngày không phải cân đong, chỉ cần cắt bánh dinh dưỡng bổ sung cho con vật ăn là được.
Không có một công thức tiêu chuẩn nào cho bánh dinh dưỡng tổng hợp. Nó tuỳ theo mức độ có sẵn, giá cả, đặc điểm dinh dưỡng của nguyên liệu thô và phụ phẩm nông nghiệp ở địa phương. 

Sau đây Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú xin giới thiệu đến bà con cách làm bánh dinh dưỡng từ 3 công thức khác nhau được xem là hiệu quả nhất.
1.Chuẩn bị
a. Nguyên liệu
+ Rỉ mật: tác dụng làm tăng tính ngon miệng của thức ăn, giúp cho việc sử dụng tốt Urê và khoáng, đặc biệt là các chất vi lượng.

+ Urê: Nguồn đạm cung cấp phi protein
+ Cám gạo, bột sắn: cung cấp năng lượng
+ Muối ăn, premix khoáng: Cung cấp khoáng đa lượng và vi lượng. Premix khoáng bà con có thể mua ở bất kỳ cửa hàng thức ăn gia súc nào.
+ Bột dây khoai lang, dây lạc khô, bã mía: Chất độn cung cấp chất xơ 
+ Vôi bột, xi măng, đất sét: Vừa cung cấp khoáng vừa làm chất kết dính.

b.Dụng cụ

+ Chậu to: Nếu làm 10kg bánh dinh dưỡng bà con sử dụng chậu dung tích khoảng 20 lít
+ Cân
+ Máy băm nghiền 3A: để băm nghiền nhỏ dây khoai lang, dây lạc khô, bã mía


+ Khuôn, chày giã: Khuôn có thể bằng gỗ (giống khuôn làm bánh chưng), kích thước tùy thuộc vào khối lượng vào bánh định ép thành (thường từ 2-5kg).
+ Găng tay

2. Các bước tiến hành

Bước 1: Đổ rỉ mật vào chậu to, sau đó thêm muối ăn và ure. Đảo trộn thật kĩ để cho muối ăn, ure tan hết trong rỉ mật ta được hỗn hợp 1
Bước 2: Trộn các nguyên liệu còn lại: cám gạo, bột sắn, premix khoáng, bột dây khoai lang, dây lạc khô, bã mía, vôi bột. Cuối cùng cho chất kết dính là xi măng vào trộn đều ta được hỗn hợp 2

Bước 3: Trộn đều hỗn hợp 1 và hỗn hợp 2 tạo thành hỗn hợp hoàn chỉnh (đảm bảo dẻo mịn, nhiệt độ 30-35ºC, thời gian trộn 15-20 phút), ủ đống 30-45 phút sau đó mới đóng thành bánh.

Bước 4: Đóng bánh: Đổ hỗ hợp vào khuôn và dàn đều ra 4 góc, đổ đầy và ép mạnh cho kín 4 góc của khuôn. Sau đó tháo khuôn ra để ở nơi thoáng mát cho bánh dinh dưỡng tự khô. Sau 5-7 ngày mới có thể sử dụng được.


Bảng: Một số công thức làm bánh dinh dưỡng

Loại nguyên liệu
CT 1 (kg)
CT 2 (kg)
CT 3 (kg)
Rỉ mật
4,5
4
4
Urê
1
0,4
0,8
Cám gạo
0,5
1
0,5
Bột sắn
0,5
1
0
Muối ăn
0
0,5
0,5
Premix khoáng
0,2
0,1
0,2
Chất độn (Bột dây khoai lang, dây lạc khô, bã mía)
2,5
3
3
Vôi bột
0,3

0,5
Xi măng
0,5

0,5
Tổng
10
10
10


+  Những chất độn như vỏ lạc, bột bã mía, bã sắn hoặc dây khoai lang phơi khô và nghiền nhỏ: Tùy vào mức độ sẵn có của nguyên liệu mà có thể sử dụng bất kì loại nào hoặc sử dụng kết hợp các loại chất độn đó với nhau đều được

3. Bảo quản bánh dinh dưỡng
 Bao gói kĩ bằng nilong để tránh hút ẩm, bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
Nếu bảo quản tốt có thể để được 6 tháng.

4. Cách sử dụng

+ Bánh dinh dưỡng được cắt với khối lượng thích hợp, không bóp vụn bánh, để vào máng ăn cho trâu bò tự liếm, nên đặt trong máng gỗ buộc chặt trên tường cho gia súc tự liếm ăn
+ Cho ăn đúng liều lượng:
- Trâu, bò cho ăn từ 0,4 - 0,8 kg/con/ngày
- Dê cho ăn từ 0,05 - 0,1 kg/con/ngày.
Lưu ý:
Ø  Bánh dinh dưỡng chỉ dùng cho gia súc nhai lại (trâu, bò, dê) không dùng cho gia súc có dạ dày đơn (lợn, ngựa, gia cầm).
Ø  Tuyệt đối không hòa bánh dinh dưỡng vào nước cho gia súc ăn, không cho ăn chung với bầu bí vì như vậy sẽ dẫn đến ngộ độc urê.
Ø  Không cho bê, nghé con dưới 6 tháng tuổi ăn bởi vì dạ cỏ của bê, nghé con chưa phát triển hoàn chỉnh dễ bị ngộ độc


Bà con có thể tham khảo thêm về các thiết bị máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới đây.

Máy ép cám viên

Máy băm cỏ

Máy thái chuối



Bà con có thể vào website của Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú để tham khảo về các loại máy chế biến thức ăn chăn nuôi, và rỉ mật làm bánh dinh dưỡng: http://maynhanong.com/
Share this article :
 
Website thành lập © 2013. Kỹ thuật chăn nuôi - Quản trị website
Chăn nuôi Vĩnh Phúc | ĐT 0339890699 | Zalo 0339890699
Thiết kế web: Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc
Được cung cấp bởi: Blogger
Top