Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc

Kỹ thuật chăn nuôi bê con sau cai sữa

Kỹ thuật chăn nuôi bê con sau cai sữa, trong thời kỳ sơ sinh là giai đoạn rất quan trọng vì bê phải thích nghi với cuộc sống bên ngoài cơ thể mẹ. Ngay sau khi sinh bê cần được quan tâm và chăm sóc của người chăn nuôi.



1. Kỹ thuật chăn nuôi bê sau cai sữa đến 12 tháng tuổi 
Giai đoạn 7 - 12 tháng tuổi là giai đoạn khủng hoảng dinh dưỡng của bê vì nguồn sữa mẹ bị cắt hoàn toàn, khả năng tận dụng thức ăn thô xanh của bê còn hạn chế do khu hệ vi sinh vật dạ cỏ phát triển chưa hoàn chỉnh. Vì vậy, trong giai đoạn này cần cung cấp cho bê thức ăn đủ về số lượng và chất lượng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của stress và tạo điều kiện cho bê phát triển tốt trong giai đoạn sau.

a. Thức ăn
Sữa mẹ là loại thức ăn quan trọng nhất đối với bê trong giai đoạn này. Sữa mẹ có các chất dinh dưỡng tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với yêu cầu sinh lý của bê. Đồng thời, khả năng tiêu hóa sữa của bê thường trên 95%. Cho nên cần sử dụng tối đa lượng sữa mẹ để nuôi bê. Trong tháng đầu tiên thức ăn chủ yếu của bê là sữa mẹ, các thức ăn khác chỉ là tập ăn.

Thức ăn tinh hỗn hợp: Có thể cho bê tập ăn từ lúc 15 - 20 ngày tuổi vì dạ cỏ phát triển chưa hoàn thiện nên loại thức ăn tinh hỗn hợp tập ăn phải có chất lượng tốt, hàm lượng protein cao. Lượng thức ăn tinh lúc đầu khoảng 0,2kg sau đó tăng dần lên 0,5kg (từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 5).
Bạn dùng Máy nghiền trộn thức ăn chăn nuôi trục ngang 3A4kw để nghiền và trộn các nguyên liệu như: Ngô, khoai, sắn, thóc,..thành bột.



Cỏ khô: Là loại thức ăn cần thiết vì nó kích thích sự phát triển của dạ cỏ và hoàn thiện hệ vi sinh vật dạ cỏ. Có thể tập cho bê ăn cỏ khô từ lúc 7 - 10 ngày bằng cách để cỏ khô chất lượng tốt vào xô treo trên cũi cho bê.


Cỏ tươi: Có thể tập cho ăn từ cuối tháng thứ nhất bằng cách bổ sung tại chuồng hoặc trực tiếp gặm trên bãi chăn.


Củ quả: Đây là loại thức ăn chứa nhiều bột đường, tương đối ngon miệng nên bê rất thích ăn. Tuy nhiên, vì bột đường dễ lên men nên không cho bê ăn quá sớm mà chỉ cho ăn từ tháng tuổi thứ 3 trở đi, khi cho ăn cần theo dõi phản ứng của đường tiêu hóa, nếu thấy bê bị ỉa chảy thì phải dừng lại.

Bạn dùng Máy băm cỏ, rau củ 3Kw để băm nhỏ các loại cỏ rau, củ quả cho bê ăn.


  


Chất khoáng: Từ tháng thứ nhất đến tháng tuổi thứ 5 bê cần nhiều Ca và P, nên phải bổ sung thức ăn nhiều khoáng như: bột xương, bột đá vôi, bột vỏ sò... Đồng thời phải cho bê vận động dưới ánh sáng mặt trời để tăng tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu Ca tránh bệnh còi xương.
Ngoài sữa mẹ và cỏ, cần bổ sung thức ăn khác nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng cho bê trước khi cai sữa. Thành phần thức ăn bổ sung cho bê bú sữa tốt nhất là hỗn hợp các loại thức ăn hạt và thức ăn bổ sung protein-khoáng. Thành phần thức ăn bổ sung nên chứa: 2,4-2,6Mcal ME/kg, 13-16% protein thô, 0,7% Ca, 0,5% P, khoáng vi lượng, vitamin A, D và E. Để tăng tính ngon miệng cho thức ăn có thể bổ sung thêm cám 1 và rỉ mật.

b. Chăm sóc và quản lý
- Hàng ngày cần quan sát đặc điểm lông, da, phản xạ mút bú, răng, niêm mạc, kiểm tra tình hình sức khỏe, bệnh tật của bê, vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi và cũi bê.
- Đảm bảo đủ nước uống và hợp vệ sinh.
- Nơi nhốt bê con phải luôn khô ráo, đủ ánh sáng tự nhiên và có mái che.


2. Kỹ thuật chăn nuôi bê hậu bị từ 13 - 24 tháng tuổi 
Sau khi cai sữa, chọn những con đực, con cái tốt nhất để làm giống gọi là giai đoạn nuôi hậu bị. Giai đoạn này kéo dài từ lúc đạt 13 tháng tuổi cho đến phối giống có chửa đối với bê cái hoặc bắt đầu đưa vào sử dụng đối với bê đực (lúc đạt 18 - 24 tháng tuổi). 

a,Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn 
Trong giai đoạn nuôi hậu bị nên chăn thả và cho chúng ăn tự do thức ăn thô xanh chất lượng tốt, có bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, vitamin... Mặt khác, cũng cần lựa chọn các loại thức ăn có giá trị năng lượng cao đưa vào khẩu phần (ngô, cám 1…), giảm thiểu các loại thức ăn thô xanh kém chất lượng để giữ dạng hình bụng đực giống thon gọn.


b,Chăm sóc và quản lý bê 
Giai đoạn này cần nuôi tách riêng bò đực và bò cái. Cần chú ý đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn để chúng không bị còi cọc, bệnh tật, ảnh hưởng đến tuổi thành thục sinh dục và khả năng sinh sản của chúng sau này… Các biện pháp vệ sinh, phòng bệnh: thức ăn, nước uống luôn sạch sẽ; định kỳ tiêm phòng vắc-xin và tẩy uế chuồng trại. Trường hợp nuôi nhốt tại chuồng, bắt buộc phải cho chúng vận động ngoài trời, mỗi ngày ít nhất hai lần, mỗi lần 2 - 3 giờ, đặc biệt là đối với đực giống hậu bị.

Trên là một số Kỹ thuật chăn nuôi bê con sau cai sữa, chúc bạn chăn nuôi thành công!
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Website thành lập © 2013. Kỹ thuật chăn nuôi - Quản trị website
Chăn nuôi Vĩnh Phúc | ĐT 0339890699 | Zalo 0339890699
Thiết kế web: Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc
Được cung cấp bởi: Blogger
Top