Với kinh nghiệm nuôi lợn nái từ xưa, người Việt Nam đã có tập quán chăn nuôi lợn, các giống lợn chậm lớn năng suất
kém, thời gian nuôi lâu, các giống lợn Ỉ, lợn Móng Cái. Thức ăn chủ yếu tận
dụng cám gạo, bèo… nên thời gian nuôi 12 tháng đạt 40-50kg.
1.
Chọn lợn giống nái :
Cần
chọn 2 khía cạnh sau :
1.1.
Chọn nguồn gốc lợn cái được sinh ra từ những lợn mẹ có năng suất cao, đẻ sai
con, nuôi con khéo, có lý lịch rõ ràng, xuất thân nơi không có dịch.
1.2.
Chọn bản thân con cái đó cần các yêu cầu sau :
Mông
nở, thân dài, 4 chân chắc, dáng đi nhanh nhẹn, lông thưa, mắt sáng.
Từ 12
vú trở lên, các vú nổi rõ cách đều nhau, không có vú kẹ, vú lép. Quá trình trên
lựa chọn từ 2,5 - 3 tháng tuổi.
2.
Nuôi dưỡng lợn nái :
Chương
trình nuôi dưỡng lợn nái có ngoại hình đạt mức tiêu chuẩn, không béo quá, gầy
quá, 2 trường hợp béo quá, quá gầy đều dẫn đến hiệu quả xấu là năng suất sinh
sản thấp, đẻ ít con.
-
Phương pháp cho ăn : Dùng thức ăn tổng hợp của công ty lớn.
-
Phát hiện động dục, phối giống và nuôi dưỡng nái có chửa.
-
Thời gian mang thai : 114 ngày, được chia 2 giai đoạn :
+
Giai đoạn 1 : Từ 1 - 90 ngày : gọi là chửa kỳ I
+
Giai đoạn 2 : Từ 90 ngày - đẻ : gọi là chửa kỳ II
Chửa
kỳ I: Là giai
đoạn trứng được thụ tinh, phôi đang ở trong tử cung và trọng lượng bào thai
phát triển chậm. Nuôi dưỡng giai đoạn này được gọi giai đoạn kinh tế với 2 ý
nghĩa :
-
Thời gian nuôi dưỡng giai đoạn này không tốt dẫn đến hậu quả xấu, tỷ lệ sống
của phôi thai thấp, nái đẻ ít con.
+ Nái
béo quá ảnh hưởng xấu đến giai đoạn tiết sữa như: nái ăn ít, tiết sữa kém, con
còi cọc.
Nên
dùng thức ăn sạch, không nấm mốc, không độc tố, không ôi thiu, nếu có thì dễ
chết phôi xảy thai. Khẩu phần ăn có chất sơ hợp lý tránh táo bón; khi bị táo
bón dẫn đến chết phôi, sẩy thai do nái phải rặn nhiều.
Chăm
sóc nhiệt độ môi trường :
-
Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức sống lợn nái, thai chết nhiều.
-
Nhiệt độ cao làm cho lợn kém ăn, mệt mỏi, thở nhiều, hay sẩy và chết phôi, chết
thai, sẩy thai.
-
Nhiệt độ phù hợp nái : 17 - 21oC
Thấy
nóng : - Tạo thông thoáng chuồng nuôi
- Phun nước nền chuồng
- Làm nước nhỏ giọt
Giai
đoạn mang thai cần được nghỉ ngơi yên tĩnh, tránh kích thích va chạm mạnh.
Tránh tiếng động làm lợn nái hoảng sợ, không nên để cắn nhau, nhảy phá chuồng.
Chửa
kỳ II : 91 ngày
đến đẻ :
Cần
tăng dinh dưỡng để nuôi thai, lượng thức ăn cấp cho nái chửa trên 90 ngày cần
tăng 45 - 55% so giai đoạn trước đó.
Chăm
sóc nái đẻ nuôi con
Giai
đoạn này lợn nái cần được cung cấp dinh dưỡng cao để tiết sữa nuôi con, chất
dinh dưỡng cung cấp tạo ra sữa như: đạm, năng lượng, can xi, phốt pho. Nếu bị
hụt, bắt buộc huy động từ cơ thể ra để tạo sữa, nên làm cho cơ thể gầy sút,
giảm thể trọng mỗi lứa đẻ 12%.
Mức
huy động can xi, phốt pho làm xương mềm yếu, gây bại liệt.
Khẩu
phần giai đoạn này không đủ cơ thể sẽ huy động đạm để làm sữa ảnh hưởng đến cơ
quan sinh dục như buồng trứng, các tuyến nội tiết. Hậu quả là : khả năng sinh
sản thấp, các lứa đẻ kéo dài, chi phối kéo dài, số lợn con lứa sau giảm.
Chú
ý :
-
Điều chỉnh thức ăn hàng ngày để duy trì thể trọng cân đối của lợn nái giai đoạn
chửa.
- Áp
dụng các hướng dẫn pha trộn đúng quy trình của từng giống đạt hiệu quả tốt
nhất.
-
Nguyên liệu pha trộn đảm bảo tươi mới không bị chua mốc, vón cục hoặc nhiễm sâu
mọt.
Nếu
lợn nái có chửa cho ăn không đúng tiêu chuẩn (ăn quá nhiều) thì lúc nuôi con
giảm tính thèm ăn, độ ngon miệng, nái không được ăn nhiều.
Về
chăm sóc lợn nái nuôi con :
Cần
tạo môi trường cho phù hợp để nái ăn được nhiều và tiết sữa tốt, nhiệt độ môi
trường và nguồn cung cấp nước uống là 2 yếu tố ảnh hưởng đến mức ăn, sức khoẻ
và khả năng tiết sữa của nái.
Nhiệt
độ thích hợp 17-21oC nếu nóng quá làm nái giảm ăn, tiết sữa kém, dễ
mắc bệnh. Nếu nóng kéo dài, nái dễ bỏ ăn và mất sữa. Lợn con còi cọc, ỉa chảy.
Khắc
phục thời tiết nắng nóng bằng cách tạo thông thoáng chuồng nuôi, quạt mát, cung
cấp nước đầy đủ, thời tiết lạnh tránh gió lùa, độn lót chuồng chống lạnh cho
lợn con, nên cho lợn mẹ ăn bổ sung vào ban đêm khi trời mát.
3.
Chăm sóc lợn con sơ sinh :
Chăm
sóc lợn con sơ sinh có ý nghĩa rất quan trọng, đây là giai đoạn khởi động, nó
ảnh hưởng đến sức khoẻ năng suất sau này của lợn trưởng thành, sức khoẻ, năng
suất của lợn con phụ thuộc 2 yếu tố chính là : sữa mẹ, môi trường.
3.1.
Sữa mẹ : Khi
sinh ra bắt buộc lợn con phải được bú sữa đầu vì nó giúp cho lợn con nhận được
kháng thể của lợn mẹ truyền cho để chống đỡ bệnh tật, lượng sữa đầu tốt nhất là
trong vòng 24 giờ sau khi sinh.
Để
lợn con bú được tốt cần lưu ý các điểm sau :
- Bầu
vú lợn mẹ cần được lau chùi sạch sẽ.
- Cần
sắp xếp con yếu bú bằng vú đầu
- Xoa
bóp kích thích đầu vú để lợn mẹ tiết sữa được thoải mái.
-
Tránh để lợn mẹ, lợn con hoảng sợ.
3.2.
Môi trường :
Nhiệt
độ, độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ lợn con, lợn con chỉ khoẻ mạnh khi
nhiệt độ và môi trường thích hợp. Nếu nhiệt độ lạnh lợn con sẽ đau bụng, tiêu
chảy, viêm phổi.
Nhiệt
độ phù hợp cho lợn nái chửa, nái đẻ và nái nuôi con :
Loại
lợn
|
Nhiệt
độ phù hợp (oC)
|
Nhiệt
độ thấp mà lợn có thể chịu đựng được
|
Nái
chửa
|
17-21oC
|
13oC
|
Nái
đẻ
|
17-21oC
|
13oC
|
Lợn
con theo mẹ (1-7 ngày)
|
32-35oC
|
28oC
|
Lợn
con theo mẹ (7-21 ngày)
|
31-32oC
|
27oC
|
Lợn
con theo mẹ (21-45 ngày)
|
28-31oC
|
24oC
|
Vậy
ta phải tạo nhiệt độ thích hợp cho lợn mẹ, lợn con.
- Đối
với lợn con cần được sưởi ấm, ngăn gió lùa đảm bảo nhiệt độ thích hợp, tránh
nóng quá, lạnh quá.
- Đối
với lợn mẹ cần tạo không khí thông thoáng.
Quan
sát đàn con: Nếu đủ nhiệt độ lợn con ngủ yên, nếu bị lạnh đàn con sẽ chồng
đống lên nhau, ỉa phân bừa bãi, cắn tai, cắn đuôi nhau.
Về chế
độ ăn : Chuồng lợn nái nuôi con cần khô ráo sạch sẽ. Nếu nền chuồng ẩm ướt cùng
nước tiểu nước rửa chuồng, nước phân sẽ làm gia tăng dịch bệnh cho đàn lợn. Đặc
biệt chú ý trong thời gian cho con bú không được tắm cho lợn mẹ và con.
4.
Nuôi dưỡng lợn con :
4.1.
Tập ăn :
Sau
đẻ 10 ngày cho lợn con tập ăn vì sau 21 ngày tiết sữa, lượng sữa tốt nhất của
mẹ giảm dần. Nó chỉ đáp ứng được dưới 95% nhu cầu dinh dưỡng của lợn con.
Cho
lợn con ăn sớm, thức ăn tập ăn sẽ kích thích hệ tiêu hoá (các men tiêu hoá) lợn
con sớm phát triển.
Các bước
tiến hành lợn con tập ăn đạt kết quả cần các yếu tố như :
+
Chất lượng thức ăn tốt, mùi thơm ngon dễ tiêu hoá không bị tiêu chảy.
+
Dụng cụ phương tiện : Thức ăn giàu đạm dinh dưỡng cao nên rất dễ hư hỏng, mốc,
ôi, thiu nên dụng cụ phải sạch. Lợn con dễ lấy được thức ăn, dễ rửa vệ sinh,
không để lợn con cho chân vào máng ăn. Không để thức ăn rơi vãi ra ngoài, để
máng lợn con ăn xa lợn mẹ.
+
Cung cấp nước sạch : Đảm bảo nước sạch tránh lợn con tiêu chảy. Không để thức
ăn tồn lâu trong máng.
4.2.
Cai sữa lợn con :
Cai
sữa lợn con để giảm sự hao mòn cơ thể lợn mẹ. Tránh được nguy cơ yếu chân và
giảm số con tiếp theo, tăng lứa đẻ, giảm chi phí thức ăn.
Tiến
hành cai sữa sớm : Quá trình tập ăn kéo dài 2 tuần, quá trình cai sữa sớm cần
từ từ tránh đột ngột, giảm dần số lần bú.
Tạo
môi trường thích hợp : Khi cai sữa lợn con cần đảm bảo nhiệt độ tốt, giữ ẩm,
tránh nóng quá, nền chuồng khô ráo không tắm cho lợn con, mật độ chuồng nuôi
4-5 con/m2.
- Về
dinh dưỡng: Đảm bảo về tiêu hoá, bổ sung thêm một số kháng sinh phòng tiêu
chảy của lợn.
-
Khâu nước: Cần đủ cho lợn uống nên lắp núm tự động cho lợn con uống, cho lợn
con ăn đúng loại thức ăn hướng dẫn của các công ty thức ăn.
Đăng nhận xét