Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc

Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu Pháp

Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu Pháp cho năng suất cao, chất lượng thịt không thua kém chim nội. Cả 3 dòng chim đều cho tỷ lệ nuôi sống cao, hiệu quả chăn nuôi tốt. Hiện nay, có nhiều trang trại, gia trại đã nuôi và sản xuất con giống của các dòng chim bồ câu này. Tuy nhiên để nuôi chim bồ câu Pháp đạt hiệu quả cao cần thiết phải trang bị thêm những kiến thức khoa học để nghề chăn nuôi chim bồ câu Pháp trở nên bền vững, có giá trị kinh tế cao. Đây là vấn đề được nhiều người chăn nuôi quan tâm.
Kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu pháp



1. Chọn giống chim bồ câu

Để chăn nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao, khâu chọn giống đóng vai trò quan trọng. Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, lanh lợi, không có bệnh tật và dị tật.

Do bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4 - 5 tháng tuổi. Có thể phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

2. Chuồng trại
Với chuồng trại 200 m2 có thể nuôi 70 con bồ câu bố mẹ, trong có 50 m2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp; ngoài ra có khu vực bồ câu thịt, khu an dưỡng chờ đẻ tiếp. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, chuồng trại đẹp thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải… có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim.

Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.
Mật độ nuôi: Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
Chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi: Dành cho một cặp trống mái sinh sản: Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp



3.Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim

Thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo... và một lượng cần thiết thức ăn đã chế biến chứa nhiều chất khoáng và vitamin.

Đỗ bao gồm: đỗ xanh, đỗ đen, đỗ tương,... Riêng đỗ tương phải được rang trước khi cho chim ăn.

Thức ăn cơ sở: thóc, ngô, gạo, cao lương,... trong đó ngô là thành phần chính của khẩu phần. Yêu cầu của thức ăn phải đảm bảo sạch, chất lượng tốt, không mốc, mọt.

Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi,  giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).

Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng) gồm: Khoáng Premix 85%; NaCl (muối ăn) 5%; sỏi 10%, cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải chỉ trong 1-2 ngày. Không để thức ăn bổ sung số lượng nhiều trong thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.

Khi phối trộn thức ăn, càng nhiều thành phần càng tốt, đảm bảo đủ chất lượng và bổ trợ cho nhau đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên nguyên liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạo 70-75%. 

Bà con dùng các thiết bị hỗ trợ để nghiền và băm các nguyên liệu cho chim ăn nhanh hấp thụ dinh dưỡng hơn.
Máy băm nghiền đa năng 3A2,2kw giúp người chăn nuôi nghiền nhỏ: ngô, thóc, cám,và băm nhỏ rau, bèo,...
Máy ép cám viên 3A3kw giúp người chăn nuôi ép nguyên liệu dạng bột như: cám ngô, cám gạo, cám cá,... thành cám viên hỗn hợp. 


4.Cách cho chim ăn

* Thời gian: 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.

* Định lượng: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn = 1/10 trọng lượng cơ thể:

Chim dò (2 - 5 tháng tuổi): 40-50 g thức ăn/con/ngày

Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi):

- Khi đang nuôi con: 125-130 g thức ăn/đôi/ngày

- Không nuôi con: 90-100 g thức ăn/đôi/ngày

Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50 kg

5.Nước uống

Nhu cầu nước uống của chim bồ câu không lớn, nhưng cần có đủ nước để chim uống tự do. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hàng ngày.

Có thể bổ sung Vitamin và kháng sinh vào trong nước để phòng bệnh khi cần thiết. Mỗi chim bồ câu cần trung bình 50 - 90 ml nước/ngày.


Phòng bệnh do vi khuẩn:

Chim bồ câu thường mắc bệnh do E.coli và Salmonella nên định kỳ 1-2 tháng/1 liệu trình 3-5 ngày bằng một trong các loại kháng sinh như Gentadox, Ampicol, Doxytin... (liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

6.Phòng bệnh 

Bệnh Newcastle là bệnh do virus thường xảy ra trên đàn bồ câu. Để phòng bệnh này, ngoài vệ sinh đảm bảo an toàn sinh học thì việc dùng vắc-xin Newcastle đúng quy định là rất quan trọng. Có hai cách dùng vắc-xin Newcastle:

- Cách 1: Tiêm vắc-xin nhũ dầu ND-Emulsion (vắc-xin chết) cho thời gian bảo hộ được dài hơn, mức độ bảo hộ cao hơn.

Phương pháp dùng: Liều 0,3-0,4ml/con, tiêm dưới da cổ. Mũi đầu tiêm lúc chim từ 15-30 ngày tuổi. Với chim sinh sản nên tiêm nhắc lại vắc-xin sau 10-12 tháng.

- Cách 2: Dùng vắc-xin Lasota (vắc-xin đông khô) cho thời gian bảo hộ ngắn hơn, mức độ bảo hộ thấp hơn.

Phương pháp dùng: cho uống hoặc nhỏ mắt, mũi. Dùng liều như ở gà. Sau mỗi tháng thì dùng nhắc lại.

Share this article :

Đăng nhận xét

 
Website thành lập © 2013. Kỹ thuật chăn nuôi - Quản trị website
Chăn nuôi Vĩnh Phúc | ĐT 0339890699 | Zalo 0339890699
Thiết kế web: Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc
Được cung cấp bởi: Blogger
Top