Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc

Kỹ thuật nuôi Gà Đông tảo

Kỹ thuật nuôi Gà Đông tảo ngày nay các kỹ thuật nuôi gà Đông tảo thả vườn hay gà đông tảo sinh sản thì đều có kỹ thuật chung. Tuy nhiên nếu muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi người thực hiện phải có những phương pháp đúng kỹ thuật, theo quy trình cần thiết. Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn có thể nuôi gà đông tảo tiết kiệm, giúp gà phát triển nhanh, khỏe mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao.



1. Xây dựng chuồng trại

Tương tự như các loại gà khác, việc chăn nuôi gà đông tảo có thể được áp dụng với hai hình thức là công nghiệp và hình thức thả vườn. Nếu có điều kiện, bạn nên áp dụng hình thức thả vườn bởi thường nó sẽ mang đến chất lượng thịt ngon, gà phát triển nhanh, to khỏe cùng chi phí được tiết kiệm một cách tối đa.

Trong quá trình làm chuồng, bạn nên lựa chọn nơi kín gió, thoáng mát. Nền của chuồng nên cao hơn mặt đất và được phủ một lớp trấu mỏng làm nơi cho gà ngủ. Bạn cũng nên bố trí các máng ăn và máng uống đều nhau, vệ sinh chuồng trại thường xuyên để gà tránh được bệnh dịch.

2. Chọn mua giống

Đối với việc chăn nuôi gà nói chung và chăn nuôi gà đông cảo nói riêng, khâu chọn gà là điều vô cùng cần thiết, đảm bảo được quá trình sinh trưởng cũng như chất lượng gà thịt khi bán ra.

Hiện nay có rất nhiều nơi cung cấp gà đông cảo, tuy nhiên bạn nên lựa chọn gà giống ở những địa chỉ có uy tín, những trại giống lớn… Khi chọn mua, bạn hãy lựa những con đều nhau, nhanh nhẹn, chân bóng, hồng hào…

Do sức đề kháng của gà con khá yếu nên ngay sau khi mua về, bạn hãy cho gà uống nước có pha glucose, Vitamin C và cho ăn tấm giúp làm sạch ruột. Sau đó mới cho gà ăn thức ăn theo từng giai đoạn.

3. Thức ăn cho gà Đông tảo

Tùy mỗi một giai đoạn, gà đông cảo sẽ cần phải có những cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, thức ăn nói chung của giống gà này thường là lúa, bắp tẻ, rau muống, rau lang… tương tự như các loại gà khác.

- Gà đông tảo là một trong số con vật nhạy cảm, nên tuyệt đối không cho gà ăn thức ăn bị ôi mốc, nhiễm nấm, thối rữa.

- Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và Vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.

- Đối với gà đông tảo thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamine không quan trọng bằng gà nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.

Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất và giòi là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.

- Ngày đầu tiên chỉ cho gà đông tảo uống nước, ăn tấm hoặc bắp nhuyễn. Thức ăn mỗi lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà.


Bà con có thể dùng máy băm nghiền đa năng 3A để nghiền hạt bắp


- Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.

- Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao của máng để gà ăn một cách thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn.

- Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.


- Cho gà ăn tự do suốt quá trình nuôi, để đèn ban đêm cho gà ăn càng nhiều càng tốt, khi chuyển thức ăn từ loại này sang loại khác phải làm từ từ. 

4. Chăm sóc gà

Với thời kỳ đầu, do gà còn bé, sức đề kháng kém nên bạn cần phải bố trí chuồng trại kín gió, tránh mưa tạt. Tốt nhất bạn nên ủ điện cả ngày lẫn đêm, nhất là khi mùa đông để gà được ấm. Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà có được sức đề kháng tốt nhất.

Khi gà đông cảo được khoảng 2 tháng tuổi, có cân nặng khoảng 500gam-600gam, bạn có thể thả gà ra môi trường để gà có điều kiện phát triển tốt nhất. Nếu gia đình không có diện tích vườn rộng và phải nuôi theo kiểu công nghiệp, bạn không nên nhốt quá nhiều gà đông cảo trong một chuồng vì chúng sẽ cắn đá nhau gây ra những thương tích không đáng có.

Khi gà được khoảng 3 tháng tuổi, cân nặng của gà phát triển nhanh và ăn rất khỏe. Bạn cần tiết tục thả gà ra môi trường rộng để thịt được săn, chắc và ngon. Sau đó, hãy nuôi cho đến khi gà được khoảng 1 năm tuổi, cân nặng từ 3–6 kg là thịt được.

Trong trường hợp muốn nuôi gà đông cảo đẻ trứng để gây giống, bạn sẽ thấy khoảng 6 tháng là gà bắt đầu đẻ, trung bình 10 tháng đẻ 70 quả và khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả. Tuy nhiên, giống gà này ấp trứng khá vụng do bộ chân to nên bạn có thể tìm đến máy ấp trứng để có được trợ giúp tốt nhất.


Share this article :

Đăng nhận xét

 
Website thành lập © 2013. Kỹ thuật chăn nuôi - Quản trị website
Chăn nuôi Vĩnh Phúc | ĐT 0339890699 | Zalo 0339890699
Thiết kế web: Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc
Được cung cấp bởi: Blogger
Top