Hiện nay, để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, cá chẽm thường được nuôi bằng nhiều mô hình khác nhau, trong đó phổ biến nhất là mô hình trong ao đất và mô hình trong lồng bè. Tuy nhiên, để vụ nuôi cá chẽm thành công và mang lại lợi nhuận cao, bà con cần nắm những kỹ thuật cần thiết như: chuẩn bị ao nuôi, chọn giống, quản lý và chăm sóc.
Dưới đây là các bước kỹ thuật nuôi cá chẽm mang lại lợi nhuận cao
1. Chuẩn bị ao nuôi cá chẽma. Đối với nuôi cá chẽm trong ao đất: Cá chẽm là loài ưa sạch nên ao nuôi phải được thiết kế ở những khu vực không bị ô nhiễm, xa khu dân cư, khu công nghiệp, nguồn nước cấp vào ao phải sạch, giao thông thuận lợi (gần sông, ven biển,…), nguồn nước không bị nhiễm phèn,… Ao nuôi có diện tích thích hợp trong khoảng từ 1.000 đến 20.000 m2 nhưng tốt nhất là từ 2.000 đến 5.000 m2, độ sâu mực nước từ 1.2 đến 1.5m, có cống cấp thoát nước riêng, đáy cát hoặc cát bùn và có độ dốc nghiêng về phía cống thoát nước.
Khi cải tạo ao, bà con cần lưu ý tháo cạn nước, nạo vét lớp bùn đáy và tiến hành diệt tạp bằng cách bón vôi; sau đó phơi đáy ao từ 7-10 ngày để diệt vi khuẩn gây bệnh và khí độc tích tụ thoát hết; tiếp đến lấy nước vào ao khoảng 0.6m (qua lưới lọc) và bón phân chuồng gây màu nước; nâng mực nước lên đến khi đạt yêu cầu thì thả cá rô phi vào nuôi theo tỉ lệ cá đực:cái là 1:1, khi thấy cá con xuất hiện (hoặc 10 ngày sau thả cá rô phi) thì tiến hành thả cá chẽm giống vào. b. Đối với nuôi cá chẽm trong lồng: Ngày nay, mô hình này được nuôi khá phổ biến bởi bà con có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn nước và tiêu thụ. Với mô hình này, bà con không cần phải tốn nhiều công sức để cải tạo ao nuôi mà thay vào đó là tận dụng các đoạn khu vực sông. Tuy nhiên, cần lưu ý là các lồng nuôi cá chẽm phải được đặt ở những khu vực ít bị ảnh hưởng bởi dao động thủy triều, có độ mặn ít dao động (từ 15o/oo đến 25o/oo) và tránh xa các vùng nước có nhiều sinh vật bám, tránh nơi có sóng to gió lớn, tránh xa khu vực bị ô nhiễm nước thải,… Lồng nuôi cá chẽm thường được thiết kế dạng hình vuông hoặc chữ nhật thể tích 20-50m3 với chất liệu ni lông mắc lưới 2-3cm. Có 3 loại lồng phổ biến là: lồng nổi, lồng cố định, lồng chìm. Mỗi loại lồng sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau nên bà con cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn.
2. Chọn con giống và mật độ thảCũng như nuôi những loài cá khác, bà con nên chọn những đàn cá khỏe mạnh có kích cỡ đồng đều, bơi lội hoạt bát nhanh nhẹn, thân cá đầy đặn không bị dị tật, màu sắc tươi sáng.
Kích cỡ cá giống thích hợp nhất để thả nuôi là 4-6cm, mật độ thả thích hợp từ 1.5-2 con/m2 tùy theo điều kiện và khả năng đầu tư mà xác định mật độ nuôi phù hợp.Nên ngâm các túi đựng cá giống trong ao khoảng 20-30 phút trước khi thả để cân bằng nhiệt độ. Khi thả cá nên thực hiện từ từ (thời gian thả có thể kéo dài từ 30-60 phút), nên chọn thả vào thời điểm chiều mát hoặc lúc sáng sớm, tránh thả vào lúc trời nắng gắt dễ khiến cá bị sốc, không thả khi trời mưa hoặc gió mùa Đông Bắc,…
3. Thức ăn và cách cho ăn
Và dùng các loại máy làm cám viên tại nhà giúp người chăn nuôi sẽ tự chủ động được nguồn thức ăn sẵn có và tạo ra loại thức ăn tổng hợp các chất giúp cá chẽm nhanh lớn hơn.
Đối với nuôi đơn, nếu sử dụng cá tạp thường băm cá cho ăn, mỗi ngày cho ăn 2 lần buổi sáng và chiều tối. Liều lượng: Hai tháng đầu cho ăn 10% trọng lượng thân cá; sau đó cho ăn 5% trọng lượng thân cá.
Đối với ao nuôi ghép, liều lượng cho ăn bằng 1/2 so với ao nuôi đơn và điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo lượng cá rô phi sinh sản trong ao.
Do nguồn cá tạp ở một số nơi khan hiếm đặc biệt vào mùa mưa bão, có thể dùng thêm bột cám gạo để giảm lượng cá tạp sử dụng với tỷ lệ cá tạp: 70%, cám gạo: 30%.
Hiện nay, một số nước tiên tiến sử dụng thức ăn chế biến (nhiều thành phần) cho quá trình nuôi cá chẽm.
Bảng 2: Phối hợp thành phần thức ăn của cá chẽm
STT | Thành phần | Tỷ lệ (%) |
1. | Bột cá | 35 |
2. | Bột cám | 20 |
3. | Bột đậu nành | 15 |
4. | Bột bắp (ngô) | 10 |
5. | Bột lá | 3 |
6. | Dầu mực (hoặc dầu cá) | 7 |
7. | Tinh bột khuấy hồ | 8 |
8. | Hỗn hợp vitamin | 2 |
Để chế biến các nguyên liệu bột ở trên, các chủ trang trại chăn nuôi dùng máy băm nghiền đa năng 3A để nghiền nguyên liệu
4. Thay nước
Đối với ao nuôi đơn thường xuyên thay nước và cấp nước thêm cho ao, lượng nước thay từ 30-50%.
Đối với ao nuôi ghép, do phải duy trì màu nước, thức ăn tự nhiên cho cá rô phi nên hạn chế thay nước, khoảng 3-5 ngày thay một lần. Trong ao nuôi cá chẽm thương phẩm, mực nước phải đảm bảo độ sâu trên 1,2 m.
5. Phòng bệnh
Hệ thống ao nuôi, trang thiết bị và dụng cụ trong trại sản xuất giống phải được thường xuyên vệ sinh, xử lý mầm bệnh và tiệt trùng. Giống cá trước khi thả nuôi cần phải xử lý bệnh.
Thức ăn cho cá phải tươi sống, còn thời hạn sử dụng. Cho cá ăn đúng liều lượng và đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cá. Định kỳ thay nước để cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi.
6. Thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch
Tùy theo cỡ cá được ưa chuộng trên thị trường mà quyết định thời điểm thu hoạch. Sau 6-12 tháng nuôi, cá chẽm đạt kích cỡ 0,5-1,2 kg/con có thể thu hoạch cá. Khi thu hoạch cần chú ý: Không cho cá ăn 1-2 ngày trước khi thu hoạch.
Phương pháp thu hoạch: Trước khi thu hoạch, tháo cạn nước ao nuôi còn khoảng 0,5 – 0,6m. Sử dụng lưới kéo có kích thước mắt lưới 2a = 1-2 cm để thu cá, cuối cùng tháo cạn bắt cá bằng vợt lưới để tránh cá đâm vào tay.
Cá sau khi thu hoạch phải được giữ sống, hoặc bảo quản tươi trước khi tiêu thụ để đảm bảo chất lượng và giá trị sản phẩm.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bà con hiểu được phần nào về kỹ thuật nuôi cá chẽm trong ao đất. Chúc bà con thành công!
Đăng nhận xét