Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc

Kỹ thuật nuôi cá lóc

Kỹ thuật nuôi cá lóc không phải là khó, chỉ cần một ít kiên nhẫn là bà con có thể nắm được dễ dàng. Hiện nay, cá Lóc được nuôi phổ biến trong ao, bè gồm một số loài sau: cá Lóc bông (Channa micropletes), cá Lóc đen (C. striata) và cá Lóc môi trề (Channa sp). Cá Lóc là đối tượng nuôi quan trọng và là nguồn thực phẩm tốt cho người dân.
Kỹ thuật nuôi cá lóc


Sau đây chúng tôi xin chia sẻ các bước kỹ thuật nuôi cá lóc mang lại hiệu quả kinh tế cao

1. Ương cá giống
– Ương trong giai: Cá con sau khi nở khoảng 3 ngày, bắt đầu đem ương trong giai (4x2x2 m), mật độ thả 70 con/m2. Thời gian đầu có thể cho cá ăn trứng nước hoặc nấu cháo thật nhừ trộn với cá tươi xay nhuyễn và lòng đỏ trứng luộc chín cho cá ăn 3 – 4 lần/ngày. Sau đó có thể cho cá ăn cá tạp xay nhuyễn nấu với tấm cám cho cá ăn 2 – 3lần/ngày. Trước khi cho ăn phải kiểm tra thức ăn còn thừa hay thiếu để điều chỉnh cho phù hợp, 1 – 2 tuần phải vệ sinh giai ương và phân cỡ cá 1 lần. Sau hai tháng cá sẽ đạt trọng lượng 20g/con.
– Ương trong ao đất: Diện tích ao: 100 – 500 m2, ao sâu 0,8-1m. Ao cần tẩy dọn sạch, bón lót phân gây màu nước trước khi ương để gây nuôi động vật phù du làm thức ăn ban đầu. Mật độ ương từ 30-40 con/m2 từ ngày thứ 20 trở đi cho cá ăn bằng cá tạp, tép băm nhỏ là chính. Cần cho cá ăn đều, no, đủ, cứ 10-15 ngày san thưa và lọc cá một lần.

2. Thả cá Lóc trong ao đất
– Thông thường mùa vụ nuôi tập trung từ tháng 5 – 9, trong đó tập trung nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8.
– Giống cá Lóc chọn thả nuôi phải có kích cỡ đồng đều, khỏe mạnh, nhiều nhớt, không bị thương tích hay bệnh tật. Cỡ cá giống phải đạt từ 20 – 30g/con, mật độ thả từ 80 – 100 con/m3 là tốt nhất.
Kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao đất

3. Thức ăn cho cá lóc:
– Thành phần thức ăn: Cá Lóc là loài cá ăn động vật, thành phần thức ăn bao gồm nhiều loại động vật tươi sống như: cá, tép, ếch nhái…Bà con dùng máy thái cá để cắt cỏ các loại cá tạp làm thức ăn cho cá tra.

Trong quá trình nuôi, có thể tập luyện cá giống quen dần với loại thức ăn chế biến từ cá nguồn nguyên liệu địa phương như cá tạp, tấm cám, bắp, và vitamin…có hàm lượng đạm cao hơn 20 % hoặc sử dụng thức ăn thức ăn tự chế biến để nuôi cá như cám viên, bột sắn, gạo,...Bà con có thể dùng các loại máy nghiền thức ăn chăn nuôi để băm cỏ, nghiền ngũ cốc,..làm thức ăn cho cá
Máy chế biến thức ăn chăn nuôi hộ gia đình

Hoặc dùng các loại máy ép cám viên nổi cho cá tra
Máy ép cám nổi nuôi thủy sản

– Khẩu phần ăn
+ Khẩu phần thức ăn từ 5-15% trọng lượng cá. Khẩu phần này được điều chỉnh tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng, tình hình sức khỏe và các giai đoạn phát triển của cá.
+ Thông thường ở thời điểm mới thả giống, do kích thước cá còn nhỏ, thức ăn cần được xay nhuyễn; đến khi cá lớn, thức ăn có thể cung cấp trực tiếp. Việc dùng sàn cho cá ăn được khẳng định mang lại hiệu quả cao trong quá trình nuôi.

4. Chăm sóc và quản lý:
Hoạt động chăm sóc và quản lý cá Lóc cần phải được thực hiện thường xuyên. Các hoạt động này bao gồm: kiểm tra giai (hệ thống dây, lưới…) và tình hình sức khỏe của cá nuôi, vệ sinh giai tránh rong bám nhiều ô nhiễm môi trường nuôi.

5.Thu hoạch:
Thời gian nuôi cá Lóc thường ít nhất là 6 tháng, thông thường là 7 – 8 tháng. Trọng lượng cá khi thu hoạch có thể đạt kích cỡ trung bình 0,5 – 1,5 kg/con. Trước khi thu hoạch 1 – 2 ngày không nên cho cá ăn. Khi thu hoạch có thể dùng vợt vớt cá.


Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bà con hiểu được phần nào về nuôi cá lóc trong ao đất. Chúc bà con thành công!

Share this article :

Đăng nhận xét

 
Website thành lập © 2013. Kỹ thuật chăn nuôi - Quản trị website
Chăn nuôi Vĩnh Phúc | ĐT 0339890699 | Zalo 0339890699
Thiết kế web: Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc
Được cung cấp bởi: Blogger
Top