Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc

Kỹ thuật nuôi cá tra trong ao

Kỹ thuật nuôi cá tra trong ao đất đang là một mô hình được nhiều người áp dụng, bởi kỹ thuật nuôi tương đối đơn giản và dễ chăm sóc. Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn mấy bước kỹ thuật chính nuôi cá tra mang lại hiệu quả cao.
Kỹ thuật nuôi cá tra


1. Chuẩn bị ao nuôi
Đây là khâu được coi là vô cùng quan trọng. Do vậy, bà con phải chuẩn bị ao thật kỹ lưỡng, theo đó phải xác định được số lượng cá sẽ nuôi khoảng bao nhiêu con để có thể chọn diện tích và hình dạng ao phù hợp.
Hiện nay, người nuôi cá tra đa phần chọn ao nuôi có hình chữ nhật, hoặc hình vuông. Bên cạnh đó, trong quá trình chuẩn bị ao nuôi, bà con cũng phải chú ý các điểm sau:
+ Tiến hành cải tạo ao, phải tát cạn hết nước có sẵn trong ao để bắt đầu quy trình nuôi cá.
+ Tiếp theo là nạo vét hết tất cả những sinh vật, hỗn tạp, các chất cặn bã tồn đọng ở đáy ao.
+ Sau khi tát nước và nạo vét ao thì để khô đáy ao, phơi nắng trong khoảng từ 3-5 ngày để chắc chắn là ao đã được làm sạch.
+ Đối với những ao nuôi có nhiều phèn, bà con phải tháo nước cạn, chỉ để còn 5cm nước trên đáy ao, sau đó tiến hành bón vôi để khử phèn.
+ Tiếp theo sử dụng đá vôi hoặc vôi tôi rải đều ở khắp đáy ao và những vũng nước bờ ao.
+ Cuối cùng, bơm nước vào ao nuôi, sau 2 ngày thì hòa chất Virkon A vào xô nước rồi đổ xuống ao để tiêu diệt các loại vi rút, vi khuẩn có hại và nấm tiềm tàng có trong nguồn nước.

2. Chuẩn bị chọn cá giống
Sau khi chọn ao nuôi, bà con tiến hành chọn cá giống, đây cũng là công đoạn quan trọng quyết định thành công. Bà con lưu ý, cá thả vào ao nuôi cần được tuyển chọn cẩn thận để đảm bảo sức khỏe và đàn cá phải tăng trưởng tốt trong quá trình nuôi. Bà con có thể dựa vào một số kinh nghiệm sau:
+ Đàn cá phải bảo đảm khỏe mạnh, không có các dấu hiệu bệnh hay bị xây xát, loại bỏ những cá thể bị dị hình. Quan sát trong dụng cụ chứa cá giống và chọn những con cá bơi lội nhanh nhẹn.
+ Chọn cá giống đảm bảo kích cỡ các cá thể phải đồng đều, tương đương nhau về kích thước. Không nên thả cá quá lớn lẫn với cá quá nhỏ sẽ dẫn tới cá lớn tranh ăn với cá nhỏ, khiến cho chênh lệch đàn cá khi nuôi.
+ Khi thả cá giống vào ao đất, cần thả từ từ để cá làm quen với điều kiện mới, thao tác nhẹ nhàng tránh làm cá bị xây xát.

3. Mật độ thả cá giống
Tùy theo sự lựa chọn của từng hộ nuôi, tuy nhiên phải đảm bảo ở mật độ 400-500 con/m2 ao.

4. Thức ăn cho cá
Bà con lưu ý, để tránh việc sử dụng thức ăn kém chất lượng, tốt nhất là tự sản xuất thức ăn cho cá tại nhà.
Khi cá được đưa ra ngoài ao nuôi thì nên cho cá ăn các thức ăn có sẵn trong tự nhiên như giun, ốc, thực vật, bà con nên tiếp tục bổ sung các loại thức ăn khác như bột đậu nành, sữa bột, Bà con có thể dùng các loại máy cắt thái cá tạp làm thức ăn cho cá tra



Ngoài ra, là thức ăn tự chế biến để cấp thức ăn trực tiếp cho cá, vừa để tạo môi trường gây nuôi tiếp tục các giống loài thức ăn tự nhiên cho cá. Bà con có thể dùng các loại máy làm cám viên cho cá tra.
Sau thời gian trên, bà con cho cá ăn theo quy trình và thời gian cố định, khoảng 2 lần một ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Bà con cũng lưu ý cân đối lượng thức ăn, không nên cho cá ăn quá nhiều, để cá có thể hấp thu tối đa thức ăn đã cho.

5. Cách thức chăm sóc ao
Sau khi tiến hành thả cá vào ao, hàng ngày bà con nên dành thời gian 1-2 giờ đề kiểm tra ao. Những điểm cần lưu ý như: nguồn nước, cá có ăn thức ăn không, có bị bệnh không… để nắm bắt diễn biến trên ao và có phương án phòng ngừa.

6. Thu hoạch
Thời gian nuôi trung bình 10 tháng, cá dạt cỡ 0,7-1,5 kg/con. Có thể thu hoạch 1 lần và giữ lại cá nhỏ. Sau vụ thu hoạch phải tát cạn ao và làm công tác chuẩn bị cho vụ nuôi kế tiếp.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bà con hiểu được phần nào về nuôi cá tra trong ao đất. Chúc bà con thành công!
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Website thành lập © 2013. Kỹ thuật chăn nuôi - Quản trị website
Chăn nuôi Vĩnh Phúc | ĐT 0339890699 | Zalo 0339890699
Thiết kế web: Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc
Được cung cấp bởi: Blogger
Top