Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc

Kỹ thuật phòng bệnh cho cá nước ngọt

Kỹ thuật phòng bệnh cho cá nước ngọt. Nuôi cá nước ngọt nuôi trong ao, hồ thường gặp phải một số bệnh nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Dưới đây là một số Kỹ thuật phòng bệnh cho cá nước ngọt mời bà con tham khảo.
Kỹ thuật phòng bệnh cho cá nước ngọt

Phòng bệnh cho cá
Phòng bệnh tức là áp dụng các biện pháp để tránh đưa mầm bệnh từ ngoài vào ao nuôi hoặc ngăn ngừa mầm bệnh phát triển trong ao như chăm sóc và cho cá ăn đầy đủ (chất và lượng) để cá khỏe mạnh có sức đề kháng tốt với bệnh, gồm 3 biện pháp: biện pháp quản lý môi trường và kỹ thuật nuôi; biện pháp sinh học; biện pháp dùng thuốc và hóa chất để phòng bệnh.
Đối với biện pháp quản lý môi trường và kỹ thuật nuôi, cần thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật nuôi, sau mỗi vụ nuôi, cần vét ao, bón vôi (10-15kg/100m2), phơi đáy ao 3-5 ngày, nhằm diệt mầm bệnh, kiềm hóa môi trường và diệt tạp. Nước ao nuôi cá phải lấy từ nguồn nước sạch, không bị nhiễm bẫn (từ chất thải nông nghiệp, chất thải công nghiệp…). Bên cạnh đó, cá thả nuôi phải là cá khỏe mạnh, mật độ ương nuôi vừa phải, tỷ lệ ghép thích hợp để tận dụng hết nguồn thức ăn trong ao và tránh cho thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường nuôi. Ngoài ra, người nuôi lưu ý tránh gây xáo trộn trong đời sống cá (gây sốc) như: thay đổi đột ngột các yếu tố môi trường (nhiệt độ, oxy hòa tan, pH…), làm xây sát cá trong quá trình đánh bắt, sang ao, lọc cá. Khi bị sốc sức đề kháng của cá sẽ giảm và cá trở nên yếu hơn sẽ dễ bị các sinh vật gây bệnh tấn công.
Biện pháp sinh học là biện pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cá, giúp cá có khả năng chống lại các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài môi trường. Người nuôi cần cho cá ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là giai đoạn cá còn nhỏ thì phải đặc biệt lưu ý khi chuyển tính ăn. Cho cá ăn theo phương pháp "4 định": Định chất lượng thức ăn (thức ăn phải tươi, sạch sẽ, thành phần dinh dưỡng thích hợp); Định số lượng thức ăn (dựa vào trọng lượng cá nuôi để tính lượng thức ăn); Định vị trí cho ăn (cho cá ăn một nơi cố định để cá có thói quen đến ăn tập trung tại một điểm nhất định); Định thời gian cho ăn (hàng ngày cho cá ăn 2 lần).
Đối với biện pháp dùng thuốc và hóa chất để phòng bệnh, dụng cụ của nghề nuôi nên dùng riêng biệt từng ao, nếu thiếu thì sau đó khi sử dụng xong phải có biện pháp khử trùng trước khi sử dụng cho ao khác. Dụng cụ đánh bắt bằng gỗ, quần áo khi lội ao phải dùng dung dịch TCCA 20 g/m3, thuốc tím KMnO4 10-12 g/m3  để ngâm ít nhất 1 giờ và rửa sạch mới dùng. Đầu mùa dịch bệnh hoặc cá chớm bệnh có thể dùng phương pháp treo túi thuốc trong ao để phòng bệnh cho cá. Bên cạnh đó, cá giống mua về cần phải được khử trùng bằng muối ăn với liều lượng 1kg muối/100 lít nước trong 10-15 phút trước khi thả xuống ao, bè nuôi. Xác cá bệnh và nước thải từ bể cá bệnh cần được xử lý bằng Chlorine trước khi thải ra môi trường ngoài để tránh mầm bệnh lây lan cho những vụ nuôi kế tiếp và các ao nuôi lân cận. Ngoài ra, người nuôi cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cá.
Trị bệnh cho cá
Nuôi cá nước ngọt thường gặp phải một số bệnh rất khó phát hiện và xử lý, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Nếu quản lý nguồn nước và thức ăn không tốt rất dễ phát sinh dịch bệnh trên cá dẫn đến cá chết hàng loạt. Sau đây là phương pháp trị một số loại bệnh trên cá nước ngọt.
Bệnh nấm thuỷ mi do một số giống nấm như: Leptolegnia, Aphanomices, Sarolegnia, Achlya gây ra. Khi mắc bệnh, trên da cá lúc đầu có các vùng trắng xám, đó là các sợi nấm nhỏ mềm; sau đó nấm phát triển thành các búi trắng như bông. Để trị bệnh, người nuôi dùng thuốc diệt nấm cho cá. Đối với cá bệnh, có thể dùng một số hóa chất để trị bệnh nấm thủy mi: Methylen 2 - 3g/m3, KMnO4 1 - 2g/m3 và lặp lại 2 lần trong 1 tuần.
Bệnh thích bào tử trùng do thích bào tử trùng thuộc giống Myxobollus, Thelohanellus, Henneguya gây ra. Khi nhiễm bệnh, cá bơi lội không bình thường, dị hình cong đuôi kém ăn. Khi bị bệnh nặng, trên da, mang cá có nhiều bào nang to bằng hạt tấm, màu trắng đục. Nắp mang bị kênh, gây cho cá khó hô hấp, thậm chí làm cá chết. Cá chép, trôi, mè, bống tượng, tra... rất dễ mắc bệnh này, thường vào mùa xuân và đầu hè. Hiện nay chưa có thuốc trị bệnh hữu hiệu.
Bệnh trùng bánh xe do trùng bánh xe thuộc giống Trichodina, Trichodinella, Tripartiella gây ra. Khi bị bệnh, cá bơi lội không định hướng, nổi từng đàn trên mặt nước, da màu xám. Cá bị bệnh nhẹ sẽ ngứa ngáy, gầy yếu. Cá bị bệnh nặng trên thân có nhiều nhớt màu trắng đục, mang bạc trắng, sau đó chết. Tất cả các loại cá đều dễ mắc bệnh này, thường vào mùa xuân và thu. Để trị bệnh, người nuôi nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay, tắm cá trong dung dịch formalin 200 - 300mg/m3 trong vòng 30 - 60 phút.
Bệnh trùng quả dưa (bệnh đốm trắng), do loài trùng qủa dưa Ichthyophthirius, multifiliis gây ra. Khi mắc bệnh, cá bơi nổi thành từng đàn trên mặt nước, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trên da, mang, vây của cá có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ màu trắng đục có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Da mang cá bị bệnh có nhiều nhợt, màu sắc nhợt nhạt. Khi đã quá yếu cá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm đầu xuống nước. Để trị bệnh, người nuôi dùng formalin để phun xuống ao mỗi tuần 2 lần với nồng độ 150 - 200ml/m3 sau đó tiến hành thay nước, hoặc tắm formalin cho cá với nồng độ 200 -  250ml/m3 trong vòng 30 - 60 phút.
Bệnh sán lá đơn chủ do sán lá đơn chủ thuộc giống Dactylogyrus, Gyrodactylus gây ra. Khi nhiễm bệnh, cá gầy yếu, bơi lội chậm chạp. Da và mang bị viêm loét tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập. Khi cá có nhiều sán, mang cá bị sưng và bị kênh. Để trị bệnh, người nuôi nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay; tắm cho cá bệnh bằng thuốc tím KMnO4 với nồng độ 20g/m3 trong 15-30 phút hoặc bằng formalin 200 - 250ml/m3  trong vòng 30 - 60 phút; tắm cá trong nước oxy già (H­2O2) ở nồng độ 100 - 150ml/m3 trong 15 - 30 phút.
Bệnh trùng mỏ neo do trùng mỏ neo thuộc giống Leronaea gây ra. Khi nhiễm bệnh, cá bơi lội không bình thường, chậm chạp, kém ăn, dị hình. Trên cơ thể cá có các vết nhỏ màu đỏ. Để trị bệnh, người nuôi nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay; dùng lá xoan 0,4 - 0,5 kg/m3 nước bón vào ao nuôi cá bị bệnh có thể tiêu diệt được ký sinh trùng Lernaea; tắm cá trong dung dịch thuốc tím KMnO4 nồng độ 10 - 12g/m3 tắm từ 1 - 2h ở nhiệt độ 20 - 30 độ C.
Bệnh rận cá do rận cá thuộc giống Argulus gây ra. Khi nhiễm bệnh, cá ngứa ngáy, bơi lung tung không định hướng, bắt mồi giảm. Để trị bệnh, người nuôi tắm cho cá bệnh bằng thuốc tím KMnO4 với nồng độ 10g/m3 trong vòng 30 phút. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện nên thay toàn bộ nước trong ao đồng thời khử trùng nước thay.
Bệnh xuất huyết do virut do virut có dạng Reovirut gây ra. Khi nhiễm bệnh, da cá có màu tối sẫm, cá nổi lờ đờ trên tầng mặt. Khi có hiện tượng chết mắt cá loà và xuất huyết, mang nhợt nhạt, nắp mang, vây xuất huyết. Thấy triệu chứng hậu môn đỏ, bóc da cá bị bệnh nhìn thấy cơ đỏ xuất huyết, bệnh nặng cơ toàn thân xuất huyết đỏ tơi. Ruột cá sưng huyết, ruột cục bộ hoặc toàn bộ xuất huyết màu đỏ sẫm, trong ruột không có thức ăn, gan xuất huyết không có màu trắng. xoang bụng xuất huyết.Cá mặc bệnh này trong vòng 5 - 7 ngày có thể chết 60 - 80%, có ao chết 100% lượng cá. Để trị bệnh, khi cá bị bệnh ở dạng mãm tính, người nuôi dùng thuốc tím (KMnO4) phun trực tiếp xuống nước, nồng độ thuốc sau khi phun thuốc xuống ao là 2g/m3; dùng TCCA thả trực tiếp xuống ao với  nồng độ 0,5g/m3. Khi cá bị bệnh cấp tính, người nuôi thu bắt cá chưa có biểu hiện bệnh và nuôi cách ly ở ao khác, giữ toàn bộ cá và nước ở trong ao, dùng thuốc khử trùng mạnh khử trùng toàn bộ ao; dùng TCCA nồng độ 10g/m3 . Bên cạnh đó, người nuôi cho cá ăn thuốc KN - 04 -12. Mỗi đợt cho ăn 6 ngày liên tục. Liều lượng: cá giống 4g/1kg cá/ ngày (400g thuốc/100 kg cá/1ngày), cá thịt 4g/1kg cá/1 ngày (400g thuốc/100 kg cá/ 1 ngày). Cho cá ăn Vitamin C với liều lượng 30mg/1kg cá/ngày (30g/100kg cá /ngày) cho cá ăn liên tục trong 1 tháng.
Bệnh viêm ruột (đốm đỏ) do các loài vi khuẩn Aeromonas gây ra. Khi mắc bệnh, cá kém ăn hoặc bỏ ăn, nổi lờ đờ trên mặt nước. Da đổi màu tối không có ánh bạc, cá mật nhớt, khô ráp, hậu môn viêm đỏ lồi ra ngoài. Xuất hiện các đốm xuất huyết màu đỏ trên thân, các gốc vây, quanh miệng, mặt lồi đục, xuất huyết, bụng trướng to, xơ vây, tia vây cụt dần. Gan tái nhợt, mật màu sắc đen sẫm, thận nhũn, tuyến sinh dục, bóng hơi đều xuất huyết. Ruột không có thức ăn, có thể chứa đầy hơi hoặc xuất huyết hoại tử. Xoang bụng có nhiều dịch nhờn hôi thối. Tỷ lệ chết có thể lên tới 50- 70% tổng đàn cá trong ao. Để trị bệnh, người nuôi phun thuốc diệt vi khuẩn; dùng thuốc tím (KMnO4) phun trực tiếp xuống nước với nồng độ 2g/m3. Dùng TCCA thả trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5g/m3. Lưu ý, thuốc cần thả đều trên mặt ao để thuốc được hòa tan đều trong nước ao. Nếu thả thuốc tập trung ở một vị trí của ao thì tại vị trí đó thuốc có nồng độ cao sẽ gây chết cá, còn ở các vị trí khác nồng độ thuốc thấp không có tác dụng chữa bệnh cho cá. Bên cạnh đó, người nuôi có thể cho cá ăn thức ăn trộn thuốc trị bệnh.
Bệnh thối mang do vi khuẩn dạng sợi Myxococcuspiscicolas gây ra. Khi nhiễm bệnh, các tia mang thối nát, có dính bùn, lớp biểu bì phía trong lớp mang sưng huyết. Các tế bào tổ chức mang bị thối nát ăn mòn dần và xuất huyết. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè và mùa thu. Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng nuôi là cá lồng, cá ao nuôi có nhiều bùn hữu cơ. Để trị  bệnh, đối với cá giống người nuôi dùng phương pháp tắm trong 1h: Oxytetracilline nồng độ 20 - 50 g/ m3 nước, Streptomycine nồng độ 20 - 50g/m3 nước. Đối với cá thịt, người nuôi cho cá ăn kháng sinh trộn với thức ăn tinh.
Ngoài các biện pháp trị bệnh trên, bà con cần chú trọng đến thức ăn cho cá. Để thức ăn cho cá được an toàn không lẫn chất phụ gia, bà con có thể tự làm thức ăn cho cá theo từng giai đoạn phát triển của cá.
Máy băm nghiền đa năng 3A giúp bà con băm rau bèo hoặc nghiền các loại ngũ cốc cho cá ăn tại nhà.

Máy ép cám nổi 3A7,5Kw giúp bà con tự tạo cám viên tại nhà cho cá


Trên là một số kỹ thuật nuôi cá nước ngọt của Tuấn Tú Vĩnh Phúc chia sẻ. Chúc bà con nuôi cá thành công! 

=======================
Đại lý tại Tỉnh Vĩnh Phúc
Phone: 0914504470 - 0339890699
Zalo: 0339890699
Email: maynghiendanangvinhphuc@mail.com
=======================
Share this article :

Đăng nhận xét

 
Website thành lập © 2013. Kỹ thuật chăn nuôi - Quản trị website
Chăn nuôi Vĩnh Phúc | ĐT 0339890699 | Zalo 0339890699
Thiết kế web: Kỹ thuật chăn nuôi Vĩnh Phúc
Được cung cấp bởi: Blogger
Top